#ttxvn #truyenhinhthongtan #vnews #24htintuc
Tình trạng đồng bào dân tộc Mông ở hai tỉnh Sơn La và Yên Bái di dân tự do với ý định cư trú lâu dài, lập làng mới tại tỉnh Hòa Bình đã xảy ra từ năm 2015. Tới nay, tình trạng này vẫn diễn ra phức tạp.
Theo thống kê, hiện nay tại khu vực suối Rằm, xóm Táu Nà có 18 hộ với 104 nhân khẩu người dân tộc Mông của hai tỉnh Sơn La, Yên Bái (trong đó có có 16 hộ của tỉnh Sơn La, 2 hộ là của tỉnh Yên Bái) và hiện nay vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Đây là địa bàn giáp ranh với hai tỉnh Sơn La và Thanh Hóa. Là nơi có địa hình cách trở, nên khu vực này không được quy hoạch xây dựng khu dân cư, phần lớn diện tích đất các hộ xâm canh, xâm cư đã được UBND tỉnh Hòa Bình giao doanh nghiệp quản lý, đầu tư. Các cấp chính quyền của cả ba tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Yên Bái đã thành lập đoàn công tác, đến tận nhà tuyên truyền, vận động người dân trở về nơi ở cũ, nhưng đa phần họ không chấp hành.
Ông Lò Văn Thiên – Chủ tịch UBND xã Cun Pheo, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình: Tình trạng xâm canh xâm cư trái phép như vậy thì có tác động trực tiếp đến an ninh trật tự trên địa bàn xã, thứ nhất là vào khu vực này người dân chủ yếu là canh tác nương rẫy vì vậy rình rập nguy cơ mất rừng, phá rừng và cháy rừng, cái thứ hai nữa là liên quan đến một số an ninh trật tự xã hội tiềm ẩn trong khu vực này rất là cao
Với những hộ dân xâm canh, xâm cư trái phép, cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn, chủ yếu là tự cung tự cấp, chăn nuôi, làm nương rẫy. Mặc dù khó khăn thiếu thốn là thế, nhưng khi được tuyên truyền động viên trở về nơi ở cũ nhưng nhiều gia đình di cư sang đây đều không có ý định trở về mà vẫn muốn định cư luôn tại đây
AnhSùng A Tồng – Huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La: Vẫn tuyên truyền về quê nhưng mà bây giờ không muốn về muốn ở đây là xin các chú các bác tạo điều kiện làm tạm trú tạm vắng ở đây, mình sẽ là làm dân Cun Pheo huyện Mai Châu ở đây.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Hòa Bình đưa ra nhiều giải pháp, tuyên truyền vận động người dân như: Tổ chức cho các hộ dân ký cam kết không xâm canh, xâm cư, không di cư trái phép và trở lại nơi ở cũ…Tuy nhiên, qua tuyên truyền, phần lớn những người dân di cư tới địa bàn không biết tiếng phổ thông và còn giữ lại những tập tục xưa cũ; chỉ có một số ít gia đình nghe theo và trở lại địa phương.
Bà Đinh Thị Thảo – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình: Qua nắm bắt thông tin tình hình cũng như hiện trạng đời sống bà con ở đây thì người ta có nguyện vọng sinh sống lâu dài ở đây và nhiều gia đình đã xây dựngnhà kiên cố rồi, trước tình trạng này Ban dân tộc đã tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình di dân ở đây, tạo điều kiện cho bà con ở đây ổn định đời sống và thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội, chúng tôi đã đề xuất UBND tỉnh rà soát lại quỹ đất nếu có thể được để giao đất cho bà con, một mặt chúng tôi vẫn tiếp tục vận động tuyên truyền, một mặt chúng tôi vẫn đề xuất với UBND tỉnh lập một dự án để có khu tái định canh, định cư cho bà con ở đây
Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc vận động các hộ dân thì các địa phương cần sớm thực hiện các chính sách tạo điều kiện cho các hộ trở lại địa phương ổn định cuộc sống. Đối với những hộ đã sinh sống nhiều đời ở khu vực này, cần tìm giải pháp hỗ trợ để họ tái định cư tại địa bàn phù hợp, tập trung, đảm bảo an ninh trật tự, xử lý nghiêm các trường hợp lôi kéo, kích động nhân dân di dân tự do.
Xem Các Tin Tức Nổi Bật Mới Nhất Tại Đây :
Xem Bản Tin Thời Sự Tại Đây :
Xem Góc Nhìn VNews Tại Đây :
Nhớ đăng kí kênh để theo dõi các tin tức hằng ngày cập nhật liên tục 24/7 cho các bạn theo dõi
source: https://wakeakpsi.com/
Xem thêm các bài viết về Bất Động Sản: https://wakeakpsi.com/category/bat-dong-san/
người cun pheo nhưng chưa đến đậy bào giờ